Ngày cập nhật :30/12/2024
Tính pháp lý của hợp đồng điện tử có giống hợp đồng giấy không ? . Đây là thắc mắc nhiều người đưa ra . Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết về tính pháp lý của hợp đồng điện tử và những thông tin khác cần lưu ý . Cùng Giải pháp số Hà Nội tìm hiểu nhé !
Hợp đồng điện tử có giá trị pháp lý giống hợp đồng giấy không là thắc mắc nhiều người đưa ra . Theo Điều 14 và Điều 34 của Luật Giao dịch điện tử năm 2005 đã xác nhận rằng hợp đồng điện tử có hiệu lực pháp lý tương đương với hợp đồng truyền thống. Các doanh nghiệp có thể sử dụng hình thức giao kết hợp đồng điện tử trong nhiều lĩnh vực như dân sự, thương mại, kinh doanh, hoạt động của cơ quan Nhà nước và một số lĩnh vực khác theo quy định của Pháp luật.
Tính pháp lý của hợp đồng điện tử được chính thức công nhận trong Chương 4 về Giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử của Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 năm 2005. Theo Điều 34, giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử không thể bị chối bỏ chỉ vì hợp đồng được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu.
Hợp đồng điện tử có hiệu lực pháp lý tương đương với hợp đồng truyền thống.
Luật Giao dịch điện tử 2015, tại Điều 14, tiếp tục khẳng định giá trị chứng cứ của thông điệp dữ liệu. Thông điệp dữ liệu không mất giá trị làm chứng cứ chỉ vì nó là một thông điệp dữ liệu. Độ tin cậy của thông điệp dữ liệu được xác định dựa trên cách thức khởi tạo, lưu trữ, hoặc truyền gửi thông điệp; bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của thông điệp; xác định người khởi tạo và các yếu tố khác.
Do đó, pháp luật Việt Nam thừa nhận sự hiệu lực của hợp đồng điện tử nếu nó tuân thủ đúng các quy định. Các doanh nghiệp có thể hoàn toàn tin tưởng khi sử dụng hình thức giao kết hợp đồng điện tử để tối ưu hóa quy trình kinh doanh và giảm chi phí hoạt động. Hợp đồng điện tử được ký kết đúng theo quy định pháp luật được công nhận là có tính pháp lý.
Để đảm bảo rằng hợp đồng điện tử được pháp luật Việt Nam công nhận và có giá trị pháp lý, quan trọng nhất là phải tuân thủ hai điều kiện sau đây:
Để giải quyết thắc mắc liên quan đến việc “hợp đồng điện tử có giá trị pháp lý không”, chi tiết về các điều kiện này được quy định tại Khoản 1, Điều 9 Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử. Theo đó, chứng từ điện tử trong giao dịch thương mại chỉ có giá trị pháp lý như bản gốc nếu đáp ứng cả hai điều kiện: đảm bảo tính toàn vẹn từ thời điểm khởi tạo và có thể truy cập khi cần thiết. Tính pháp lý của hợp đồng điện tử được công nhận tương tự như với hợp đồng truyền thống khi tuân theo các quy định của Pháp luật.
Hiện nay, Luật Giao dịch điện tử 2005 và các văn bản hướng dẫn chưa đưa ra quy định cụ thể về thời điểm hợp đồng điện tử có hiệu lực. Thực tế, thời điểm này thường phụ thuộc vào thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của luật liên quan. Quy định về hiệu lực của hợp đồng điện tử được đề cập tại Điều 401 của Bộ Luật dân sự 2015 như sau:
“Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.
Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.”
Theo quy định này, hợp đồng điện tử có hiệu lực ngay từ thời điểm giao kết, trừ khi có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan quy định khác. Từ thời điểm hiệu lực, các bên phải thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ theo những cam kết đã đưa ra trong hợp đồng. Chỉ có thể sửa đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.
Mọi hình thức hợp đồng đều mang theo những lợi ích và rủi ro riêng. Để giảm thiểu những rủi ro không mong muốn khi thực hiện hợp đồng điện tử, doanh nghiệp cần chú ý đến các vấn đề quan trọng sau đây.
Để hợp đồng điện tử được công nhận về giá trị pháp lý, doanh nghiệp cần hiểu rõ về lĩnh vực nào có thể sử dụng hợp đồng điện tử và lĩnh vực nào không được pháp luật công nhận:
Đối với các lĩnh vực không được công nhận tính pháp lý, hợp đồng điện tử không thể được áp dụng, chẳng hạn như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy ly hôn, giấy khai sinh, và các loại giấy tờ tương tự.
Hợp đồng điện tử khác với hợp đồng truyền thống vì có ít nhất 3 chủ thể: bên bán, bên mua, và bên trung gian. Để giao kết hợp đồng điện tử, các chủ thể phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của Bộ luật dân sự 2015:
Bảo mật thông tin hợp đồng và thông tin của các bên tham gia hợp đồng là mối quan tâm hàng đầu. Doanh nghiệp cần tìm kiếm đơn vị cung cấp chữ ký số có uy tín và thỏa thuận bảo mật thông tin với đối tác này.
Dịch vụ chữ ký số của MobiFone là một ví dụ, được Trung tâm chứng thực điện tử Quốc gia cấp phép, đảm bảo tính pháp lý và đặc biệt là bảo mật tuyệt đối. MobiFone eContract là đơn vị đầu tiên đạt tiêu chuẩn quốc tế thông qua 3 lần cấp phép dịch vụ chữ ký số.
Dưới đây là 1 số thắc mắc và giải đáp về tính pháp lý của hợp đồng điện tử :
Để chứng minh giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử trước bên thứ ba như Ngân hàng, cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp cần tuân thủ các điều kiện sau đây, theo quy định tại Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử:
Để bảo mật thông tin trong hợp đồng và giữ an toàn cho các bên tham gia, doanh nghiệp có thể thực hiện các biện pháp sau:
Trong trường hợp xảy ra tranh chấp, doanh nghiệp có thể thực hiện các biện pháp sau:
Những biện pháp trên giúp doanh nghiệp chứng minh giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử, bảo mật thông tin và giải quyết tranh chấp một cách hiệu quả.
Phần mềm hợp đồng điện tử MobiFone eContract là giải pháp chứng thực hợp đồng điện tử được MobiFone phát triển, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của doanh nghiệp. Dưới đây là chi tiết về giải pháp này:
MobiFone eContract – Dịch vụ đảm bảo tính pháp lý của hợp đồng điện tử tốt nhất hiện nay
1. Tổng quan về phần mềm hợp đồng điện tử MobiFone eContract
2. Tính Năng MobiFone eContract
3. Các ưu điểm MobiFone eContract
4. Lợi ích khi sử dụng MobiFone eContract
MobiFone eContract mang lại giải pháp hiệu quả cho việc quản lý và thực hiện hợp đồng điện tử, với sự linh hoạt và tiện ích đa dạng.
Bài viết trên đây Giải pháp số Hà Nội đã giải đáp chi tiết về tính pháp lý của hợp đồng điện tử và những thông tin khác cần lưu ý . Hi vọng bài viết hữu ích với bạn !