Ngày cập nhật :27/07/2024
Phong tục cúng cô hồn ngày càng phổ biến tại Việt Nam, nhưng không phải ai cũng biết về nguồn gốc cũng như những kiến thức quan trọng về tháng cô hồn như: tháng cô hồn là gì? cách cúng cô hồn ra sao? hay, mâm cúng cô hồn gồm những gì?
Bài viết được trình bày bởi Đồ Cúng Việt – Dịch Vụ Mâm Cúng Cô Hồn hàng đầu tại Việt Nam hiện nay, sẽ giúp bạn hiểu hết tất cả những vấn đề trên.
Phong tục cúng cô hồn vào tháng 7 âm lịch
Theo truyền thuyết dân gian, phong tục cúng cô hồn tháng 7 âm lịch được bắt nguồn từ văn hóa Trung Quốc. Vào tháng 7 âm lịch, từ mùng 2/7 âm lịch, Diêm Vương mở Quỷ Môn Quan để cho ma quỷ, cô hồn được phép trở lại dương gian thăm lại nơi cũ và được đoàn tụ với gia đình, sớm lòng siêu thoát và đầu thai chuyển kiếp. Tuy nhiên, sau ngày 15 được biết các cô hồn không còn nhiều nên đến 12 giờ ngày 14/7 Âm lịch thì cửa địa ngục sẽ đóng lại và ma quỷ phải trở về.
Tháng 7 âm lịch được xem là “tháng cô hồn“, những ngày này thường dễ mang đến những điều xui xẻo và không tốt. Do vậy, để hạn chế được sự xui rủi đến với bản thân thì mỗi tháng 7 âm lịch, mọi người thường cúng đồ như cơm, cháo trắng, gạo, muối để cho cô hồn không đến quấy nhiễu.
Phong tục cúng cô hồn tháng 7 âm lịch
Một phong tục có từ rất lâu đời ở Việt Nam, theo mỗi vùng miền của đất nước Việt Nam sẽ có quan điểm hơi khác nhau về tháng cô hồn. Người miền Bắc sẽ thiên về cúng Xá tội cho vong nhân vào tháng cô hồn còn ở miền Trung và miền Nam lại trọng Lễ Vu Lan Báo hiếu bậc sinh thành hơn.
Dù vậy tháng cô hồn hay Lễ Vu lan báo hiếu đều là quan niệm hướng đến những điều ý nghĩa tốt đẹp và tưởng nhớ về tổ tiên, báo hiếu cho cha mẹ và phát tâm đi làm việc thiện, giúp đỡ những người khó khăn.
Mâm cúng cô hồn được chuẩn bị để an ủi phần nào cho linh hồn khốn khổ của những người chết oan, sống lang thang không nơi nương tựa, không có mồ mả, người để thờ phụng. Để cho họ có cơ hội được hưởng hoa, đồ thờ cúng khi còn ở dương gian.
Bên cạnh đó lễ cúng cô hồn còn được biết đến xua tan đi những vận hạn, đẩy những điều xui xẻo, mang lại sự bình an về cho bản thân và gia đình gia chủ. Gia đình có thêm các hoạt động cầu an tháng cô hồn để gia đình được bình an, công việc được suôn sẻ, đi đường an toàn.
Nghi thức cúng cô hồn là vào giờ Dậu từ 17 giờ chiều đến 19 giờ tối. Vào giờ Dậu là giờ đã chập choạng tối, dương khí giảm bớt, âm khí bắt đầu mạnh lên cô hồn mới có thể ăn uống được. Ngược lại nếu cúng vào ban ngày, cô hồn sẽ bị ánh sáng làm hồn xiêu phách tán, không thụ hưởng lễ vật được.
Tuyệt đối không nên đặt mâm cúng ở trong phần đất nhà mình, điều này rất quan trọng vì nó khác với những lễ cúng khác. Cúng cô hồn là để cho các vong linh bơ vơ, oán linh, nếu làm lễ cúng này trong nhà thì không khác gì mờ cô hồn vào nhà. Nên đặt ở ngoài trời, ngoài sân, trước cửa nhà, nơi thoáng khí, yên tĩnh đều được.
Mâm cúng cô hồn cần chuẩn bị những gì
Theo quan niệm chúng sinh, những cô hồn quanh năm đói khát nên gia đình chuẩn bị mâm cúng, lễ vật cúng phải thật đơn giản, dễ ăn dễ nuốt như:
Mâm cúng cô hồn chay tại Đồ Cúng Viêt:
Mâm cúng mặn có thêm:
Tùy theo đặc điểm của từng vùng miền gia đình tự chuẩn bị sao cho phù hợp có thể thêm, bớt các vật phẩm khác nhau. Tuy nhiên một số vật phẩm không thể thiếu là dĩa muối và gạo, nhang đèn, giấy tiền vàng bạc, nếu thiếu đi một trong những số đó sẽ làm ảnh hưởng đến nghi lễ và gây ra sự quấy rối từ phía linh hồn sau này.
Mâm cúng cô hồn tháng 7 được phục vụ bởi Đồ Cúng Việt
Nghi lễ vào ngày mùng 2 và 16 âm lịch thường chỉ dành cho những người kinh doanh, buôn bán. Quan niệm người phương Đông, nếu gia chủ buôn bán không thuận lợi, ế ẩm, làm việc gì cũng trắc trở và thất bại là do cô hồn đến quấy nhiễu họ để xin ăn. Do vậy để tránh những cô hồn đến phá vào những ngày mùng 2 và mùng 16, các chủ kinh doanh thường bày mâm cúng để cầu mong công việc thuận lợi, may mắn và tài lộc trong kinh doanh.
Việc cúng cô hồn trong nhà thường dùng để cúng những người khuất mặt, khuất mày trong nhà, hoặc khi gia đình muốn thể hiện lòng thành kính, sẻ chia với các vong linh còn đang vất vưởng. Lợi ích của cúng trong nhà là tiện lợi, tiết kiệm thời gian hơn cúng ngoài trời, tránh được những hôm thời tiết xấu hoặc ít thời gian bày trí.
Quy trình diễn ra nghi lễ trong nhà như sau:
Cúng cô hồn vào tháng 7 hàng năm, thường được tổ chức vào ngày 14/7 hoặc 15/7 trùng vào ngày rằm nên thường được tổ chức lễ vật đầy đủ hơn so với các ngày cô hồn khác. Việc cúng cô hồn ngoài trời là khi gia đình muốn thí thực cho các vong hồn lang thang không có nơi nương tựa và tránh làm phiền đến gia tiên trong nhà.
Ngoài ra khói hương từ việc cúng bái có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, gây ô nhiễm không khí trong nhà làm đặc biệt đối với trẻ em và người lớn tuổi.
Cách cúng theo quy trình như sau:
Gồm có 2 bài cúng cô hồn khác nhau, 1 bài dành cho lễ cúng cô hồn vào Mùng 2 và 16 âm lịch hàng tháng; 1 bài dành cho lễ cúng cô hồn tháng 7 âm lịch hàng năm.
Bài văn khấn chúng sinh rằm tháng 7 – trang 1
Bài văn khấn chúng sinh rằm tháng 7 – trang 2
Tác giả: Thu Thảo