Ngày cập nhật :05/10/2024
Trên thực tế hiện nay, xử lý nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và gìn giữ môi trường. Và một trong những thiết bị không thể thiếu trong các hệ thống xử lý nước thải đó là van. Hãy cùng tham khảo thêm bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về các loại van xử lý nước thải cũng như tầm quan trọng của chúng.
Van xử lý nước thải là những dòng van công nghiệp thường được lắp đặt trong các hệ thống xử lý nước thải. Trong quá trình vận hành, các thiết bị này có chức năng chính giúp điều chỉnh, ngăn chặn hoặc cho phép dòng lưu chất đi qua. Từ đó, hoạt động của hệ thống được diễn ra ổn định và đem lại hiệu quả, năng suất cao hơn.
Do được lắp đặt trong hệ thống xử lý nước thải, nên các dòng van này chủ yếu được làm từ chất liệu inox hoặc nhựa, có khả năng chống mài mòn tốt, hoạt động ổn định trong điều kiện môi trường có tính chất khắc nghiệt.
Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại van sử dụng cho các hệ thống xử lý nước thải. Mỗi một dòng van lại có chức năng, đặc điểm riêng. Vậy nên, để có thể tìm hiểu rõ hơn về từng loại thì xin mời quý bạn đọc cùng theo chân chúng tôi.
Van cổng
Van cổng (gate valve) còn hay được biết đến với nhiều tên gọi khác như van cửa, van chặn. Loại van này có chức năng cho phép hoặc ngăn chặn dòng chảy bên trong hệ thống xử lý nước thải. Một trong những ưu điểm nổi bật mà chỉ có van cổng đó là khi mở hoàn toàn, đĩa van và dòng lưu chất sẽ không tiếp xúc trực tiếp với nhau. Từ đó, sẽ hạn chế được sự tác động, gây mài mòn đĩa van khi dòng chảy đi qua.
Ngoài ra, van cổng cũng có những đặc điểm nổi trội như:
Tuy nhiên, van cổng cũng có những nhược điểm như:
Thông thường, van cổng hay được biết đến với hai dạng phổ biến là van cổng ty nổi và van cổng ty chìm.
Van bướm
Van bướm có tên tiếng anh là Butterfly valve. Dòng van này được lắp đặt trong các hệ thống xử lý nước thải với mục đích đóng, mở và kiểm soát dòng lưu chất. Khi tác động vào bộ phận điều khiển của van thì một lực momen xoắn sẽ được sinh ra. Lực này sẽ tác động khiến cho đĩa van quay, tạo ra các góc mở, cho phép dòng chảy được lưu thông qua.
Trong các hệ thống xử lý nước thải, van bướm thường được làm từ vật liệu inox hoặc nhựa. Do đó, chúng có khả năng chống ăn mòn tốt, độ bền cao và đảm bảo hệ thống được hoạt động hiệu quả, năng suất.
Ngoài ra, thiết bị này cũng được sản xuất với rất nhiều kích thước nên có thể lắp đặt trong nhiều hệ thống xử lý nước thải lớn nhỏ. Đồng thời, van bướm cũng có thể được điều khiển bằng phương thức thủ công thông thường như tay gạt, tay quay hoặc vận hành tự động thông qua bộ điều khiển điện, bộ truyền động khí nén.
Ngoài những ưu điểm trên thì van bướm cũng có những hạn chế nhất định:
Van một chiều
Đúng như tên gọi của nó, van một chiều ( check valve) được sử dụng để kiểm soát dòng lưu chất, đảm bảo chúng chỉ được di chuyển theo một hướng cố định và ngăn chặn sự trào ngược. Bên cạnh đó, loại van này được vận hành một cách tự động dựa vào áp lực dòng chảy. Điều này giúp tiết kiệm sức lực cho người vận hành cũng như giảm thiểu chi phí thuê nhân công không cần thiết.
Không chỉ có vậy, với công dụng giúp ngăn chặn dòng chảy ngược, van giúp giảm thiểu tình trạng hao mòn, bảo vệ các thiết bị trong hệ thống không bị hư hỏng, đảm bảo tiến độ công việc.
Chủng loại của van một chiều cũng tương đối phong phú như van một chiều lá lật, van một chiều cánh lò xo, van một chiều cánh bướm, van một chiều dạng nâng,…
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật như vậy, thì van một chiều cũng có những nhược điểm như:
Van lọc y
Van lọc y ( Y strainer) được sử dụng với mục đích lọc, loại bỏ các tạp chất, cặn bẩn có trong dòng chảy chất. Thiết bị này giúp cho hệ thống được hoạt động ổn định, hạn chế xảy ra tình trạng tắc nghẽn.
Thông thường bộ phận lưới lọc của Y strainer được chia thành hai dạng là lưới lọc đục lỗ và lưới lọc đan. Vậy nên cần dựa vào loại rác thải có bên trong đường ống để lựa chọn được thiết bị phù hợp.
Ưu điểm của van lọc y:
Nhược điểm của van lọc y:
Van cầu
Van cầu ( Globe Valve) có chức năng đóng, mở để cho phép hoặc ngăn chặn sự lưu thông của dòng chảy chất. Ngoài ra, thiết bị này cũng được đánh giá cao về tính năng điều tiết, kiểm soát dòng chảy.
Loại van này có ưu điểm nổi bật như khả năng chịu được áp lực và nhiệt độ lớn. Đồng thời, đảm bảo thiết bị không bị ăn mòn, oxy hóa, kéo dài tuổi thọ và thời gian sử dụng. Trên thị trường hiện nay, van cầu có phương thức vận hành chính là tay quay, điều khiển điện và điều khiển khí nén. Vậy nên, tùy vào nhu cầu, mục đích sử dụng, người vận hành có thể lựa chọn cách thức điều khiển phù hợp.
Van giảm áp
Van giảm áp ( Pressure reducing valve) là dòng van có chức năng kiểm soát, điều chỉnh áp suất bên trong các hệ thống xử lý nước thải. Pressure reducing valve giúp ổn định áp lực đầu ra, từ đó dòng chảy chất có thể dễ dàng lưu thông đến các thiết bị khác trong hệ thống. Đồng thời, giúp đảm bảo không xảy ra tình trạng chênh lệch áp suất quá lớn.
Vậy nên, dù cho áp lực trong hệ thống có lớn đến đâu đi chăng nữa thì khi đi qua van, chúng cũng đều được điều chỉnh về mức ổn định. Điều này, giúp cho hệ thống được hoạt động an toàn, hiệu quả, hạn chế xảy ra các vấn đề hư hỏng, gây mất an toàn cho người sử dụng.
Dòng van giảm áp này trên thị trường hiện nay được chia thành van giảm áp tác động trực tiếp và van giảm áp tác động gián tiếp.
Van bi
Van bi ( Ball Valve) là dòng van được thiết kế một viên bi khoét lỗ ở bên trong thân. Thiết bị này sử dụng các góc quay của viên bi để điều tiết lưu lượng dòng chảy nước thải.
Những ưu điểm nổi bật của van bi xử lý nước thải:
Như chúng ta đã biết, để có thể hoạt động ổn định trong điều kiện môi trường nước thải, thì vật liệu sản xuất van cần có khả năng chống ăn mòn tốt, đáp ứng được tính chất làm việc khắc nghiệt. Và top 2 vật liệu thường được dùng để chế tạo van xử lý nước thải là nhựa (PVC) và thép không gỉ ( inox).
Nhựa PVC có tên đầy đủ là Polyvinyl Chloride. Đây là loại nhựa tổng hợp được sản xuất từ quá trình polime hóa vinyl clorua. Bên cạnh đó, nhựa PVC cũng là loại vật liệu được ưa chuộng rất nhiều trong ngành van công nghiệp bởi những tính năng hữu ích và linh hoạt.
Đặc điểm của nhựa PVC
– Tính chất vật lý: nhựa PVC có dạng màu trắng hoặc vàng nhạt. Vật liệu này không có tính chất dẫn điện, trọng lượng tương đối nhẹ. Bên cạnh đó, nhựa PVC còn sử dụng thêm một số chất phụ gia để tăng độ bền, dẻo dai và giúp đem lại sự thuận tiện trong quá trình gia công.
– Tính chất hóa học: nhựa PVC có khả năng chống lại một số hóa chất như axit, kiềm, muối. Chính vì vậy nên vật liệu này sẽ là sự lựa chọn lý tưởng trong những ứng dụng hóa chất, môi trường nước thải,…
Ưu điểm nổi bật của nhựa PVC
– Khả năng chống ăn mòn hiệu quả: khi phải tiếp xúc với môi trường nước, hóa chất, nhựa PVC không hề bị ảnh hưởng. Điều này giúp bảo vệ các thiết bị van khỏi tình trạng ăn mòn.
– Các loại van làm từ nhựa PVC có trọng lượng tương đối nhẹ. Từ đó, việc vận chuyển, lắp đặt van trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn.
– Nhựa PVC là vật liệu có giá thành rẻ hơn so với chất liệu kim loại. Vậy nên, đây chắc chắn sẽ là sự lựa chọn kinh tế trong rất nhiều ứng dụng.
– Bề mặt van nhựa nhẵn mịn, giúp người sử dụng dễ dàng vệ sinh lau chùi.
Nhược điểm của van nhựa PVC
Ngoài những ưu điểm trên, van nhựa PVC còn có một số hạn chế như:
– Độ bền cơ học không được đánh giá cao: khi phải chịu sự va đập hay hoạt động trong điều kiện nhiệt độ, áp lực lớn, van dễ bị nứt vỡ hoặc biến dạng.
– Khả năng chịu nhiệt của van nhựa tương đối thấp.
Thép không gỉ là một loại hợp kim chứa ít nhất 10,5% crom. Do đó, chúng có khả năng chống ăn mòn cực kỳ tốt. Bên cạnh đó, vật liệu này còn có tên gọi khác là inox.
Đặc điểm của thép không gỉ
– Là vật liệu có độ bền cao, chịu được sự tác động va đập mạnh. Vậy nên, những dòng van inox được đánh giá khá cao với tuổi thọ sử dụng bền bỉ, giúp tiết kiệm chi phí sửa chữa và bảo dưỡng.
– Trong điều kiện nhiệt độ, áp lực lớn, van inox vẫn có thể hoạt động ổn định, bình thường.
– Là một trong những loại vật liệu có khả năng chống ăn mòn, oxy hóa tốt. Do đó, đây là vật liệu được ưa chuộng trong các hệ thống hóa chất, hệ thống xử lý nước thải.
– Bề mặt van inox có độ sáng bóng nhất định. Điều này không chỉ giúp đem lại tính thẩm mỹ mà còn là điều kiện thuận lợi để người vận hành vệ sinh, lau chùi.
Tuy nhiên, thì vật liệu inox có giá thành tương đối cao. Ngoài ra, thì trọng lượng của nó cũng sẽ nặng hơn so với nhựa PVC.
Qua tìm hiểu ở trên , chúng ta cũng đã có thể thấy được rằng cả hai vật liệu trên đều có thể sử dụng trong hệ thống xử lý nước thải. Tuy nhiên, do mỗi môi trường ứng dụng lại có các đặc điểm, yêu cầu khác nhau. Vậy nên, để lựa chọn được vật liệu phù hợp, bạn nên cân nhắc những điều sau:
Hệ thống xử lý nước thải có tên tiếng anh là Waste water treatment system. Hệ thống này được thiết kế để giải quyết các vấn đề có trong nước thải, ngăn chặn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và cung cấp nguồn nước có thể tái sử dụng.
Trên thực tế, hệ thống xử lý nước thải được chia thành 3 loại chính là hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, hệ thống xử lý nước thải công nghiệp và hệ thống xử lý nước thải y tế. Tuy nhiên, nhìn chung, một hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh thì cần đáp ứng được các yêu cầu sau:
Hệ thống xử lý nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc loại bỏ các chất độc hại gây ô nhiễm, cung cấp nguồn nước tái sử dụng an toàn, phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau.
Nguồn nước thải có được phát sinh ra từ rất nhiều nguồn như nước thải sinh hoạt, nước thải từ hoạt động nông nghiệp, công nghiệp hay nước thải y tế,… Mỗi một nguồn nước thải lại có đặc điểm, tính chất khác nhau. Vậy nên, chúng ta cần phải có biện pháp xử lý nước thải sao cho đúng cách và hợp lý để đảm bảo chất lượng quá trình thực hiện.
Những lợi ích mà việc xử lý nước thải mang lại như:
Là một thiết bị được lắp đặt và sử dụng rộng rãi trong các hệ thống xử lý nước thải, van đóng vai trò quan trọng trong việc:
Van xử lý nước thải đóng vai trò quan trọng trong các hệ thống xử lý và vận chuyển nước thải. Chúng được sử dụng để kiểm soát dòng chảy, ngăn ngừa sự rò rỉ và tối ưu hóa quy trình xử lý. Dưới đây là các ứng dụng cụ thể của van trong hệ thống xử lý nước thải:
Điều Tiết Dòng Chảy Nước Thải
Van được sử dụng để điều tiết và kiểm soát lưu lượng nước thải đi qua hệ thống xử lý. Các loại van như van bướm, van cổng, và van một chiều thường được lắp đặt để đảm bảo dòng chảy nước thải luôn được duy trì ở mức ổn định, tránh hiện tượng quá tải hoặc áp suất quá cao.
Ngăn Chặn Sự Quay Lại Của Nước Thải
Van một chiều (van chặn dòng chảy ngược) là thành phần không thể thiếu trong các hệ thống xử lý nước thải để ngăn nước thải quay lại các hệ thống cấp nước sạch hoặc các khu vực khác của hệ thống.
Bảo Vệ Hệ Thống Xử Lý Khỏi Áp Suất Cao
Van an toàn được sử dụng để bảo vệ hệ thống xử lý nước thải khỏi tình trạng quá áp, một yếu tố có thể gây nổ hoặc hư hỏng thiết bị. Khi áp suất vượt quá mức cho phép, van sẽ tự động mở để giảm áp lực, ngăn ngừa tai nạn.
Tách Bùn và Cặn Trong Hệ Thống Xử Lý
Trong các hệ thống xử lý nước thải, các van cũng được sử dụng để tách bùn và cặn bã. Van có thể giúp kiểm soát quá trình tách bùn và xả bùn, đảm bảo quá trình xử lý diễn ra hiệu quả.
Ứng Dụng Trong Các Hệ Thống Xử Lý Hóa Chất
Các hệ thống xử lý nước thải công nghiệp thường bao gồm quy trình xử lý hóa học để loại bỏ các chất ô nhiễm. Các loại van được sử dụng để kiểm soát dòng chảy của các hóa chất này.
Kiểm Soát Lưu Lượng Khí
Trong các hệ thống xử lý nước thải, ngoài nước và chất thải rắn, còn có sự tham gia của các khí thải như metan, CO2. Các van khí được lắp đặt để kiểm soát và ngăn chặn sự thoát ra ngoài của khí thải độc hại.
Ứng Dụng Trong Các Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Sinh Học
Các van được sử dụng để kiểm soát và duy trì điều kiện lý tưởng cho quá trình xử lý sinh học. Van có thể kiểm soát việc cung cấp oxy, điều chỉnh lưu lượng và xả nước thải sau quá trình xử lý sinh học.
Ngăn Ngừa Ô Nhiễm
Trong các nhà máy xử lý nước thải, van được sử dụng để đảm bảo không có nước thải chưa qua xử lý rò rỉ vào các nguồn nước tự nhiên, bảo vệ môi trường khỏi nguy cơ ô nhiễm.
Dùng Trong Các Ứng Dụng Cấp Nước Tái Sử Dụng
Sau khi qua xử lý, nước thải có thể được tái sử dụng cho mục đích tưới tiêu hoặc các hoạt động công nghiệp khác. Van giúp kiểm soát và điều tiết nước tái sử dụng.
Ứng Dụng Trong Các Nhà Máy Công Nghiệp
Trong các nhà máy công nghiệp, nước thải sinh ra có thể chứa các hóa chất nguy hiểm. Van chuyên dụng giúp ngăn chặn và xử lý đúng cách, đảm bảo rằng nước thải được xử lý trước khi xả ra ngoài môi trường.
Hệ thống xử lý nước thải là một môi trường làm việc có tính chất đặc biệt. Vậy nên, việc lựa chọn van phải được thực hiện đúng cách để đảm bảo được hiệu suất hoạt động của hệ thống. Những điều cần lưu ý khi lựa chọn van xử lý nước thải bao gồm:
Như đã tìm hiểu ở trên, chúng ta có thể thấy rằng, hệ thống xử lý nước thải có vai trò vô cùng to lớn trong việc giảm thiểu tình trạng gây ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng không gian sống cho con người cũng như các loài động thực vật. Do đó, để hệ thống này được hoạt động ổn định và hiệu quả thì các dòng van công nghiệp sử dụng cần có độ bền và đảm bảo chất lượng làm việc.
Vậy nên mua van xử lý nước thải ở đâu để có thể đáp ứng được các tiêu chí trên? Câu trả lời chính là mua tại công ty TNHH Thương mại & XNK HT Việt Nam. Những lý do khiến bạn nên lựa chọn chúng tôi:
Nếu quý khách đang có nhu cầu mong muốn tìm hiểu thêm về các dòng van xử lý nước thải hay cần hỗ trợ tư vấn, mua hàng thì vui lòng liên hệ trực tiếp tới chúng tôi thông qua:
Hotline: 0971.999.589 Mr.Minh
Website: https://htvietnamvalve.com/
XNK HT Việt Nam rất mong nhận được sự phản hồi từ quý khách!