Bệnh viện Nguyễn Tri Phương: Địa chỉ, quy trình, bảng giá
Ngày cập nhật :01/03/2025
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương nằm ở đường nào? Bệnh viện Nguyễn Tri Phương hạng mấy? Quy trình khám bệnh thế nào? Bảng giá bệnh viện Nguyễn Tri Phương? Những thông tin này sẽ được bài viết tổng hợp ngay sau đây.
Được thành lập từ năm 1903, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương ban đầu được xây dựng để cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh miễn phí cho cộng đồng người Hoa. Với gần 100 năm lịch sử, bệnh viện đã phát triển thành cơ sở y tế đa khoa hạng I, thuộc sự quản lý của Sở Y tế TP.HCM.
Bệnh viện không ngừng nâng cấp cơ sở vật chất và hạ tầng. Để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng của người dân trong và ngoài thành phố.
Đồng thời, đội ngũ y bác sĩ tận tâm và năng động đã góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ y tế. Giúp bệnh viện khắc phục các hạn chế trước đây.
Hiện nay, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương có quy mô 550 giường điều trị. Phục vụ cả bệnh nhân nội trú và ngoại trú, với khoảng 20 khoa phòng chuyên môn.
Về mặt y khoa, bệnh viện đã thực hiện thành công nhiều ca mổ phức tạp, từ siêu phẫu đến phẫu thuật thần kinh. Giúp giảm thiểu tình trạng chuyển viện và giảm tỷ lệ tử vong xuống còn 1,25%.
Với phương châm “Năng động – Thân thiện – Phát triển,” bệnh viện đang nỗ lực chuyển mình thành một cơ sở y tế hiện đại. Mang lại dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao cho người dân.
Hệ thống cơ sở vật chất
Bệnh viện không ngừng nâng cấp và cải tiến hạ tầng cùng trang thiết bị hiện đại. Nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.
Các thiết bị tiên tiến như: máy siêu âm, máy nội soi đa dạng, hệ thống định vị phẫu thuật thần kinh, máy CT Scan, MRI 1.5 Tesla, hệ thống vi sinh – sinh học phân tử, máy LED, Video điện não… Đều góp phần hỗ trợ hiệu quả trong việc chẩn đoán và điều trị. Mang lại kết quả chính xác và tối ưu cho bệnh nhân.
Danh sách bác sĩ Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
Đội ngũ bác sĩ tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương đều là những chuyên gia có trình độ sau đại học. Với kinh nghiệm dày dặn từ 10 đến 15 năm trở lên.
Bệnh viện luôn khuyến khích và tạo điều kiện cho các bác sĩ, nhân viên y tế nâng cao tay nghề thông qua các chương trình đào tạo. Cập nhật kiến thức mới nhất trong lĩnh vực y khoa, giúp họ bắt kịp các tiến bộ y học toàn cầu.
Dưới đây là một số bác sĩ giỏi đang công tác tại bệnh viện:
Tiến sĩ – Bác sĩ: Đặng Quốc Hùng
Tiến sĩ – Bác sĩ: Lê Tiến Dũng
Bác sĩ: Hồ Hữu Phước
Bác sĩ: Cao Văn Hội
Bác sĩ: Nguyễn Bá Thắng
Bác sĩ: Phạm Thị Hoàng Mận
Bác sĩ: Nguyễn Văn Ba
Bác sĩ: Dương Mộng Hà Thu
Bác sĩ: Nguyễn Thị Cẩm Tú
Bác sĩ: Nguyễn Xuân
Bác sĩ: Nguyễn Hoàng Huy Linh
Bác sĩ: Lã Thị Phương
Bác sĩ: Võ Chí Bạc
Bác sĩ: Nguyễn Vũ Đạt
Bác sĩ: Nguyễn Ngọc Thành
Bác sĩ: Dương Khuê Nghi
Bác sĩ: Võ Thị Thúy An
Bác sĩ: Phan Văn Nầy
Bác sĩ: Phan Văn Nghiệm
Bác sĩ: Đặng Trường Thái
Bác sĩ: Trần Dạ Vương
Bác sĩ: Lê Thị Thái Dương
Bác sĩ: Nguyễn Thị Ngọc Loan
Bác sĩ: Đường Chí Nhân
Bác sĩ: Lâm Huỳnh Hải Ngân
Bác sĩ: Nguyễn Văn Toàn
Bác sĩ: Võ Hữu Phúc
Bác sĩ: Nguyễn Bích Đào
Bác sĩ: Lê Ngọc Hiếu
Bác sĩ: Phạm Bảo Long
Bác sĩ: Nguyễn Thị Hoàng Yến
Bác sĩ: Đặng Anh Đào
Bác sĩ: Phan Bảo Long
Bác sĩ: Kim Văn Chung
Bác sĩ: Châu Phương Thảo
Bác sĩ: Nguyễn Đình Phương Thảo
Danh sách này đại diện cho những bác sĩ uy tín và tận tâm. Đóng góp lớn vào sự phát triển của bệnh viện và chất lượng chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân.
Bệnh viện hiện có những chuyên khoa nào?
Bệnh viện hiện có hệ thống nhiều chuyên khoa với tính chuyên môn hóa cao. Đáp ứng nhu cầu khám và điều trị đa dạng các bệnh lý, từ các vấn đề sức khỏe cơ bản đến những ca bệnh phức tạp.
Các chuyên khoa của bệnh viện bao gồm:
Khoa Cấp cứu
Nội tim mạch
Hồi sức tích cực và chống độc
Nội hô hấp
Nội cơ xương khớp
Nội tiêu hóa
Nội thận – nội tiết
Nội thần kinh
Nội tổng hợp
Nội tiết
Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng – Y học cổ truyền
Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ
Lão khoa
Nhi khoa
Ngoại khoa
Ngoại thần kinh
Ngoại chấn thương
Khoa Sản…
Nhờ sự đa dạng và chuyên môn hóa, bệnh viện có khả năng cung cấp các dịch vụ chăm sóc y tế toàn diện cho nhiều đối tượng bệnh nhân.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương nằm ở đường nào?
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương nằm tại địa chỉ 468 Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, TP.HCM. Thông tin liên hệ gồm số điện thoại: +84 839.234.332 hoặc +84 839.234.349, và fax: +84 839.883.984.
Thời gian hoạt động của bệnh viện:
Buổi sáng: 7:30 – 12:00.
Buổi chiều: 13:00 – 16:30.
Dịch vụ cấp cứu: 24/24.
Đăng ký hẹn khám: (028) 1080.
Bệnh viện luôn sẵn sàng phục vụ người dân với các khung giờ khám chữa bệnh linh hoạt và hỗ trợ khẩn cấp mọi lúc.
Tuyến xe buýt đến bệnh viện Nguyễn Tri Phương
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương nằm tại địa chỉ số 468 Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, TP.HCM. Để đến bệnh viện, bạn có thể sử dụng phương tiện cá nhân hoặc lựa chọn các tuyến xe buýt công cộng. Dưới đây là một số tuyến xe buýt đi qua bệnh viện:
Tuyến số 56: Từ Bến xe Chợ Lớn đến Đại học Giao thông Vận tải.
Tuyến số 11: Từ Bến Thành đến Đầm Sen.
Tuyến số 06: Từ Bến xe Chợ Lớn đi Đại học Nông Lâm.
Tuyến số 139: Từ Bến xe Miền Tây đến Khu Tái định cư Phú Mỹ.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương hạng mấy?
Theo Thông tư số 40/2015/TT-BYT của Bộ Y tế về phân hạng bệnh viện. Việc xếp hạng bệnh viện dựa trên nhiều yếu tố như cơ sở vật chất, đội ngũ nhân viên và chuyên môn nghiệp vụ, không hoàn toàn phụ thuộc vào vị trí địa lý.
Ngày 10/2/2020, Chủ tịch UBND TP.HCM đã ban hành quyết định xếp hạng cho các đơn vị y tế trên địa bàn thành phố. Trong đợt này, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương được xếp hạng I, thuộc sự quản lý của Sở Y Tế TP.HCM.
Việc đánh giá và xếp hạng sẽ được thực hiện định kỳ 5 năm một lần, với lần tái đánh giá tiếp theo dự kiến vào năm 2025.
Như vậy, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương hiện là bệnh viện hạng I, đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng và dịch vụ y tế theo quy định.
Quy trình khám bệnh tại khoa Khám bệnh dịch vụ
Nếu bệnh nhân nhân khám dịch vụ, có thể tham khảo quy trình với 3 diện dưới đây.
Đối với bệnh nhân không thuộc diện BHYT (có hay không có đăng ký qua tổng đài (028) 1080)
Bệnh nhân không thuộc diện BHYT khi đến khám tại bệnh viện cần thực hiện các bước sau:
Lấy số thứ tự và mua sổ khám bệnh (nếu chưa có sổ), sau đó nộp sổ tại quầy số 3.
Chờ đến lượt hoặc được gọi tên, sau đó đóng phí khám bệnh tại quầy số 4 hoặc 5. Nhận lại sổ khám cùng số thứ tự và phòng khám chuyên khoa.
Chờ tại phòng khám và khi đến số thứ tự của mình, vào phòng để được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán.
Sau khi khám, tùy vào tình trạng sức khỏe, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định: kê đơn thuốc và cho ra về, yêu cầu cận lâm sàng, nhập viện, chuyển tuyến hoặc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.
Nếu cần thực hiện cận lâm sàng, bệnh nhân quay lại quầy 4 hoặc 5 để đóng phí và tiến hành các xét nghiệm cần thiết. Sau khi có kết quả, mang về phòng khám ban đầu để bác sĩ xem xét và chỉ định điều trị tiếp theo.
Sau khi nhận đơn thuốc, bệnh nhân đến nhà thuốc bệnh viện để mua thuốc và ra về.
Đối với bệnh nhân thuộc diện BHYT
Quy trình khám bệnh cho bệnh nhân có BHYT:
Lấy số thứ tự bằng cách quét mã vạch trên thẻ BHYT. Nếu chưa có sổ khám bệnh, bệnh nhân cần mua sổ và ngồi chờ nhân viên y tế (NVYT) gọi số thứ tự hiển thị trên bảng điện tử để nộp thẻ BHYT cùng các giấy tờ liên quan.
Đóng phí khám bệnh tại quầy số 4 hoặc 5 hoặc chờ NVYT gọi tên để thực hiện việc này.
Đến phòng khám chuyên khoa theo chỉ dẫn, nộp sổ và chờ điều dưỡng gọi vào phòng khám để bác sĩ thăm khám và chẩn đoán.
Sau khi khám, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định dựa trên tình trạng sức khỏe, có thể là: kê đơn thuốc và cho ra về, chỉ định cận lâm sàng, nhập viện, chuyển tuyến hoặc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.
Nếu cần thực hiện cận lâm sàng, bệnh nhân đến khu vực xét nghiệm theo chỉ định. Sau khi nhận kết quả, quay lại phòng khám ban đầu để bác sĩ đánh giá và đưa ra phương án điều trị tiếp theo.
Đóng tiền chênh lệch BHYT và các khoản liên quan đến chỉ định cận lâm sàng. Sau đó nộp các giấy tờ cần thiết như phiếu phát thuốc và bảng kê chi phí tại phòng thu phí BHYT.
Nhận thuốc tại phòng phát thuốc BHYT.
Đối với bệnh nhân thuộc diện BHYT đăng ký tổng đài (028) 1080
Quy trình khám bệnh cho bệnh nhân BHYT đã đăng ký qua tổng đài (028) 1080:
Nộp sổ khám bệnh hoặc mua sổ mới (nếu chưa có), sau đó ngồi chờ tại khu vực tiếp nhận.
Nghe gọi tên theo số thứ tự và giờ đã đăng ký qua tổng đài. Sau đó đến quầy để nộp thẻ BHYT và các giấy tờ cần thiết.
Đóng phí khám bệnh tại quầy số 4 hoặc số 5 hoặc chờ nhân viên y tế gọi tên để thực hiện đóng phí.
Đến phòng khám chuyên khoa theo chỉ dẫn, nộp sổ và chờ điều dưỡng gọi tên vào khám.
Sau khi khám, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định dựa trên tình trạng sức khỏe: kê đơn thuốc và cho ra về, chỉ định cận lâm sàng, nhập viện, chuyển tuyến, hoặc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.
Thực hiện cận lâm sàng (nếu được chỉ định). Sau đó mang kết quả về lại phòng khám ban đầu để bác sĩ đưa ra chỉ định điều trị tiếp theo.
Đóng tiền chênh lệch BHYT và các khoản chi phí liên quan, nộp các giấy tờ cần thiết như phiếu phát thuốc, bảng kê chi phí tại phòng thu phí BHYT.
Nhận thuốc tại phòng phát thuốc BHYT.
Quy trình khám bệnh tại Khoa Khám bệnh
Với những bệnh nhân lựa chọn Khoa Khám bệnh để khám, áp dụng quy trình như sau:
Đối với trường hợp có thẻ BHYT
Quy trình khám bệnh cho bệnh nhân có thẻ BHYT:
Lấy số thứ tự: Bệnh nhân quẹt thẻ bảo hiểm tại quầy chăm sóc khách hàng để nhận số thứ tự.
Đăng ký khám: Theo số thứ tự được gọi, bệnh nhân sẽ được phân vào phòng khám và đăng ký khám BHYT.
Khám bệnh: Tại phòng khám, bác sĩ sẽ thăm khám và đưa ra chẩn đoán. Đồng thời kê đơn thuốc hoặc chỉ định thực hiện các cận lâm sàng nếu cần thiết.
Thực hiện cận lâm sàng: Nếu bác sĩ chỉ định, bệnh nhân tiến hành các xét nghiệm và mang kết quả trở lại phòng khám để bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán chính xác hơn.
Thanh toán và nhận thuốc: Sau khi nhận đơn thuốc, bệnh nhân thanh toán phần chi phí đồng chi trả BHYT và nhận thuốc tại quầy thuốc BHYT.
Đối với trường hợp không có thẻ BHYT
Quy trình khám bệnh cho bệnh nhân không có thẻ BHYT:
Đăng ký khám: Bệnh nhân thực hiện đăng ký khám và nhận số thứ tự cũng như thông tin về phòng khám.
Khám bệnh: Tại phòng khám, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và đưa ra chẩn đoán cho bệnh nhân.
Cận lâm sàng: Nếu cần thiết, bệnh nhân sẽ thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng và mang kết quả trở lại phòng khám để bác sĩ đánh giá và chẩn đoán kỹ lưỡng hơn.
Mua thuốc: Sau khi bác sĩ kê toa, bệnh nhân đến quầy thuốc của bệnh viện để mua thuốc và có thể ra về.
Bảng giá Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
Cuối bài viết sẽ là bảng giá bệnh viện Nguyễn Tri Phương để bệnh nhân tham khảo:
Khám sức khỏe cho bệnh nhân không có thẻ bảo hiểm y tế
Phí khám bệnh đối với bệnh nhân không có thẻ BHYT là 100.000 đồng cho mỗi lượt khám. Riêng vào thứ Bảy, mức phí tăng lên 120.000 đồng cho người lớn và 80.000 đồng cho trẻ em.
Khám bệnh cho bệnh nhân có thẻ bảo hiểm y tế
Phí dịch vụ khám bệnh đối với bệnh nhân có thẻ BHYT là 20.000 đồng cho mỗi lần khám. Lưu ý rằng, bệnh nhân sẽ phải thanh toán thêm chi phí nếu đến khám vào thứ Bảy, Chủ Nhật hoặc các ngày lễ.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương áp dụng mức giá khám cao hơn tại khu vực khám theo yêu cầu so với các khoa khác. Nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt nhất cho từng bệnh nhân.
Để có thông tin chi tiết về chi phí khám, bệnh nhân có thể liên hệ với hotline của bệnh viện. Vì mức phí này có thể thay đổi tùy theo chuyên khoa và thời điểm khám.
Trên đây là thông tin về tổng quan về bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Bệnh viện này hội tụ đầy đủ các tiêu chí của một cơ sở khám chữa bệnh chất lượng. Người bệnh có thể lựa chọn thăm khám tại đây khi có nhu cầu.