Bệnh viện C: Thông tin quy trình, chi phí, kinh nghiệm khám
Bệnh viện C: Thông tin quy trình, chi phí, kinh nghiệm khám
Ngày cập nhật :18/12/2024
Bệnh viện C (bệnh viện Phụ Sản Trung ương) là cơ sở đầu ngành về chăm sóc sức khỏe phụ sản, sinh đẻ uy tín ở phía Bắc. Với nhiều thế mạnh vượt trội, nơi đây được rất nhiều chị em lựa chọn là nơi vượt cạn.
Nội dung bài viết sau sẽ chia sẻ đến bạn đọc một số kinh nghiệm thăm khám tại bệnh viện C. Chị em đang có nhu cầu thăm khám tại đây đừng bỏ lỡ nhé.
Tại sao gọi là Bệnh viện C?
Để giải đáp tại sao gọi là bệnh viện C, chúng tôi sẽ giới thiệu đôi nét về bệnh viện này.
Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương, một trong những cơ sở y tế hàng đầu cả nước về sản phụ khoa, đã trải qua hành trình phát triển lâu đời. Ngày 19/07/1955, Bác sĩ Hoàng Tích Trý – Bộ trưởng Bộ Y tế, quyết định thành lập Bệnh viện C trên nền tảng nhà thương Võ Tánh.
Đến ngày 08/11/1960, bệnh viện được tái tổ chức theo hướng chuyên sâu về sản phụ khoa. Trước nhu cầu ngày càng lớn và sự tiến bộ của y học, năm 1966, Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng ký quyết định đổi tên thành Viện Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ sơ sinh.
Ngày 18/06/2003, Bộ Y tế tiếp tục đổi tên viện thành Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương, trực thuộc Bộ Y tế. Qua nhiều thập kỷ, bệnh viện đã khẳng định vị trí trong lòng người dân thủ đô với chất lượng dịch vụ ngày càng nâng cao.
Hiện nay, Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương sở hữu đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, tận tâm. Cùng hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại, hỗ trợ hiệu quả trong công tác chẩn đoán và điều trị. Đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của người dân.
Như vậy, bệnh viện C là một trong những tên gọi trước đây của bệnh viện Phụ Sản Trung ương.
Cơ sở vật chất và các chuyên khoa của Bệnh viện C
Bệnh viện C có quy mô 1.000 giường bệnh nội trú. Được trang bị hệ thống thiết bị y tế hiện đại, bao gồm các máy xét nghiệm sinh hóa, huyết học, miễn dịch… Nhiều thiết bị tiên tiến như:
Autodelfia (hệ thống sàng lọc trước sinh và sơ sinh).
Tandem Mass (sàng lọc rối loạn chuyển hóa).
Sequencing (xét nghiệm QF-PCR)…
Hiện tại, bệnh viện đã phát triển các chuyên khoa chuyên sâu nhằm phục vụ đa dạng nhu cầu khám chữa bệnh, bao gồm:
14 khoa lâm sàng:
Hồi sức cấp cứu.
Phẫu thuật – gây mê.
Khoa Phụ ngoại.
Phụ nội tiết.
Phụ ung thư.
Sản bệnh lý.
Sản nhiễm khuẩn.
Sản thường.
Khoa Đẻ.
Điều trị theo yêu cầu.
Đơn vị Chăm sóc sức khỏe tại nhà.
09 khoa cận lâm sàng:
Chẩn đoán hình ảnh.
Dinh dưỡng.
Dược.
Giải phẫu bệnh lý.
Huyết học.
Kiểm soát nhiễm khuẩn.
Sinh hóa.
Tế bào di truyền.
Vi sinh.
07 trung tâm chuyên sâu:
Chăm sóc và điều trị sơ sinh.
Chẩn đoán trước sinh.
Hỗ trợ sinh sản Quốc gia.
Trung tâm Sàn chậu.
Tế bào gốc máu cuống rốn.
Tư vấn sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình.
Các dịch vụ tại Bệnh viện C
Bệnh viện C cung cấp hệ thống dịch vụ y tế đa dạng, được thiết kế để đáp ứng nhu cầu khám và điều trị của người dân, bao gồm:
Dịch vụ khám bệnh:
Khám phụ khoa.
Khám bằng thẻ bảo hiểm y tế.
Khám sản phụ khoa định kỳ.
Khám theo yêu cầu.
Dịch vụ siêu âm:
Siêu âm thai.
Siêu âm tuyến vú.
Siêu âm chuyên sâu.
Dịch vụ chụp X-quang:
Chụp tuyến vú.
Chụp sơ sinh.
Xét nghiệm y tế.
Xét nghiệm HIV.
Xét nghiệm tinh dịch đồ.
Xét nghiệm tế bào học.
Xét nghiệm HPV và Viêm gan B.
Dịch vụ phẫu thuật:
Nội soi cắt tử cung.
Phẫu thuật lấy thai.
Phẫu thuật bóc u xơ tử cung.
Các dịch vụ điều trị khác:
Điều trị rong kinh.
Điều trị sùi mào gà.
Điều trị u xơ tử cung.
Điều trị viêm nhiễm phụ khoa.
Các bác sĩ giỏi đang công tác tại bệnh viện C
Bệnh viện còn sở hữu đội ngũ giáo sư, bác sĩ giàu kinh nghiệm, được đào tạo chuyên sâu tại các quốc gia có nền y học phát triển như Mỹ, Nhật, Úc và châu Âu. Các chuyên gia tại đây không chỉ giỏi chuyên môn mà còn tận tâm với công việc. Đáp ứng tốt nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của người dân.
Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Duy Ánh
Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương.
Phó Chủ nhiệm Bộ môn Phụ sản, Trường Đại học Y Hà Nội.
Thế mạnh chuyên môn: Là chuyên gia đầu ngành, chuyên môn cao trong lĩnh vực Sản phụ khoa, thăm khám, điều trị hầu hết các bệnh lý Sản phụ khoa.
Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Trần Danh Cường
Giám đốc Trung tâm Chẩn đoán trước sinh, Bệnh viện Phụ sản Trung ương.
Nguyên Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương.
Thế mạnh chuyên môn: Chuyên sâu siêu âm thai, phát hiện dị tật thai nhi sớm.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Thắng
Trưởng khoa Đẻ, Bệnh viện Phụ sản Trung ương.
Giảng viên Bộ môn Phụ sản, Đại học Y Hà Nội.
Thế mạnh chuyên môn:
+ Khám, siêu âm thai, tư vấn bệnh lý thai kỳ.
+ Đỡ đẻ, mổ đẻ đặc biệt với những trường hợp sản phụ sinh khó, có vấn đề trong thai kỳ.
Tiến sĩ, Bác sĩ Vũ Văn Khanh
Phó Trưởng khoa Đẻ, Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương.
Thế mạnh chuyên môn:
+ Khám thai, quản lý thai kỳ, siêu âm thai.
+ Đỡ đẻ, mổ đẻ.
Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thái Giang
Công tác tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương
Giảng viên Bộ môn Phụ sản, Đại học Y Hà Nội
Thế mạnh chuyên môn: khám thai, theo dõi thai kỳ, chẩn đoán trước sinh, chuyên về ung thư phụ khoa.
Bác sĩ Chuyên khoa II Đặng Quang Hùng
Phó trưởng khoa Sản bệnh lý, Bệnh viện Phụ sản Trung ương.
Thế mạnh chuyên sâu: Điều trị bệnh lý Sản phụ khoa, đặc biệt là bệnh lý Sản khoa.
Bệnh viện C Hà Nội ở đâu? Thời gian làm việc
Vậy bệnh viện C Hà Nội ở đâu? Dưới đây là địa chỉ và thông tin liên hệ của bệnh viện:
Cổng chính: Số 43 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Cổng phụ 1: Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Cổng phụ 2: Triệu Quốc Đạt, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Fax: (024) 38254638
Điện thoại: 19001029
Website:www.benhvienphusantrunguong.org.vn
Email: ipmn@hn.vnn.vn
Lịch làm việc của các phòng khoa tại Bệnh viện C được quy định như sau:
Thứ 2 – Thứ 6: 06:30 – 16:30.
Thứ 7 và Chủ Nhật: Các phòng khám dịch vụ theo yêu cầu vẫn hoạt động bình thường. Tuy nhiên, do tính chất đặc thù của từng khoa và tòa nhà. Thời gian làm việc có thể thay đổi để phù hợp với từng chuyên môn.
Nếu bạn muốn đặt lịch với bác sĩ cụ thể hoặc tìm hiểu lịch làm việc chi tiết. Hãy liên hệ trước qua số điện thoại hoặc fanpage Phòng Công tác Xã hội – Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương để được tư vấn và hỗ trợ đặt lịch hẹn.
Hướng dẫn đường đi đến Bệnh viện C
Người dân tại Hà Nội có thể dễ dàng di chuyển đến Bệnh viện C bằng phương tiện cá nhân hoặc các dịch vụ đặt xe trực tuyến, đảm bảo thuận tiện và nhanh chóng.
Đối với người dân từ ngoại tỉnh, có thể sử dụng các phương tiện như tàu hỏa hoặc xe khách để đến Hà Nội. Sau đó tiếp tục hành trình bằng xe buýt hoặc taxi để đến bệnh viện.
Các bến xe gần Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương và tuyến xe buýt phù hợp:
Từ bến xe Mỹ Đình (cách 9km): Đi xe buýt tuyến 34.
Từ bến xe Giáp Bát (cách 6km): Đi các tuyến buýt 32, 03A hoặc 08.
Từ bến xe Nước Ngầm (cách 8km): Đi các tuyến buýt 06A, 06E, 12, 94, hoặc 101, sau đó chuyển sang tuyến 32.
Từ bến xe Yên Nghĩa (cách 15km): Đi các tuyến buýt 01 hoặc 02.
Với hệ thống giao thông công cộng đa dạng. Người bệnh có thể lựa chọn tuyến đường phù hợp nhất để đến bệnh viện một cách thuận tiện và tiết kiệm thời gian.
Hướng dẫn quy trình khám bệnh tại Bệnh viện C
Hiện nay, bệnh viện C triển khai quy trình khám chữa bệnh tối ưu, nhằm mang đến trải nghiệm tốt nhất cho người bệnh. Dưới đây là thông tin chi tiết quy trình để bạn đọc tham khảo.
Đối với bệnh nhân có Bảo hiểm y tế
Bước 1: Tại quầy tiếp tân tầng 1 nhà G: Xuất trình thẻ Bảo hiểm y tế, mua sổ y bạ và nhận số thứ tự.
Bước 2: Tại quầy số 21 hoặc 22: Làm thủ tục đăng ký khám và nhận phiếu khám có thông tin Bảo hiểm y tế.
Bước 3: Đến phòng 6, tòa nhà A để gặp bác sĩ khám bệnh.
Bước 4: Quay lại quầy 21 hoặc 22 để thanh toán phí nếu bác sĩ chỉ định xét nghiệm hoặc siêu âm.
Bước 5: Thực hiện các xét nghiệm, siêu âm theo yêu cầu và chờ nhận kết quả.
Bước 6: Trở lại phòng khám để bác sĩ tư vấn và cấp đơn thuốc. Nếu cần nhập viện, quay lại quầy 21 hoặc 22 để làm thủ tục.
Bước 7: Thanh toán tiền thuốc tại quầy 3 – 4, sau đó lên khoa dược tầng 2 nhà G để nhận thuốc.
Bước 8: Hoàn tất quy trình khám và lấy lại thẻ Bảo hiểm y tế tại quầy số 21 – 22.
Quy trình khám ở khoa khám bệnh
Bước 1: Tại Bàn hướng dẫn tầng 1 nhà G: Bệnh nhân nhận số thứ tự khám và mua sổ y bạ.
Bước 2: Tiến hành lấy phiếu khám và hóa đơn khám bệnh tại các bàn kính theo số thứ tự.
Bước 3: Đến phòng khám đã được ghi trên phiếu để khám bệnh.
Bước 4: Nếu được chỉ định làm xét nghiệm hoặc siêu âm, bệnh nhân quay lại bàn hướng dẫn để lấy số và thanh toán hóa đơn.
Bước 5: Đối với bệnh nhân cần siêu âm, lấy số siêu âm tại phòng ở tầng 1 nhà H. Sau đó thực hiện siêu âm tại phòng ghi trên phiếu.
Bước 6: Bệnh nhân cần xét nghiệm lấy máu và bệnh phẩm tại đơn vị lấy mẫu ở tầng 1 nhà A. Sau đó chờ kết quả tại nơi trả kết quả xét nghiệm. Bệnh nhân khám thai sẽ nhận kết quả tại phòng khám thai.
Bước 7: Bác sĩ sẽ đọc kết quả siêu âm hoặc xét nghiệm. Kê đơn thuốc và đưa ra lịch hẹn tái khám hoặc chuyển bệnh nhân đến các buổi khám chuyên khoa hoặc hội chẩn.
Bước 8: Nếu có chỉ định nhập viện, bệnh nhân làm theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
Quy trình khám thai
Quy trình khám thai tại bệnh viện được chia thành ba giai đoạn, phù hợp với từng mốc thời gian trong thai kỳ:
Giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên:
Đánh giá sức khỏe tổng thể: Bác sĩ tiến hành kiểm tra sức khỏe của mẹ và xác định tình trạng thai trong tử cung.
Thai từ 12 – 14 tuần: Thực hiện siêu âm và sàng lọc trước sinh để đánh giá sự phát triển và tình trạng của thai nhi.
Giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai:
Thai 22 tuần: Siêu âm hình thái thai và tiêm phòng uốn ván để bảo vệ sức khỏe cho mẹ và thai nhi.
Thai 24 – 28 tuần: Mẹ tiến hành xét nghiệm đường huyết nếu bác sĩ yêu cầu.
Quản lý tình trạng thai nhi: Lập hồ sơ chi tiết để theo dõi sự phát triển của thai và tình trạng sức khỏe của mẹ.
Giai đoạn tam cá nguyệt thứ ba:
Khám thai định kỳ: Tiến hành các buổi khám thai thường xuyên để theo dõi sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ.
Thai 32 tuần: Tái siêu âm hình thái học để đánh giá chi tiết về tình trạng thai nhi.
Xét nghiệm nước tiểu: Kiểm tra sức khỏe của mẹ và thai nhi thông qua xét nghiệm nước tiểu.
Quá ngày dự sinh: Tiến hành siêu âm và theo dõi Monitor mỗi 48 giờ để đảm bảo sự phát triển và an toàn cho cả mẹ và thai nhi.
Bảng giá dịch vụ bệnh viện Phụ sản Trung ương
Dưới đây là bảng giá dịch vụ bệnh viện Phụ sản Trung Ương để người bệnh tham khảo.
Khám lâm sàng chung và khám chuyên khoa: 39.000 đồng.
Hội chẩn ca bệnh khó chuyên ngành Phụ sản: 200.000 đồng.
Soi cổ tử cung: 58.000 đồng.
Siêu âm tuyến vú 2 bên: 49.000 đồng.
Siêu âm tử cung, buồng trứng qua đường âm đạo: 176.000 đồng.
Chụp X-quang cột sống cổ chếch hai bên: 94.000 đồng.
Phẫu thuật nội soi khâu lỗ thủng tử cung: 4.917.000 đồng.
Phá thai bằng phương pháp nong và gắp (từ tuần 13 đến hết tuần 18): 1.108.000 đồng.
Nội soi buồng tử cung can thiệp: 4.285.000 đồng.
Nạo hút thai trứng: 716.000 đồng.
Phẫu thuật nội soi cắt u nang, cắt buồng trứng ở bệnh nhân có thai: 4.899.000 đồng.
Phẫu thuật nội soi cắt u nang buồng trứng xoắn: 4.899.000 đồng.
Chích áp xe vú: 206.000 đồng.
Đỡ đẻ ngôi ngược: 927.000 đồng.
Bóc nhân xơ vú: 947.000 đồng.
Đỡ đẻ thường ngôi chỏm: 675.000 đồng.
Các chi phí trên chỉ mang tính chất tham khảo và có thể thay đổi tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.
Gói đẻ dịch vụ bệnh viện Phụ sản Trung ương
Bệnh viện C là địa chỉ được rất nhiều mẹ bầu lựa chọn là nơi vượt cạn. Tiếp theo bài viết sẽ là thông tin về gói đẻ dịch vụ bệnh viện Phụ sản Trung ương được nhiều mẹ quan tâm.
Đẻ thường có BHYT: 3.000.000 – 6.000.000 đồng.
Đẻ mổ dịch vụ: 6.000.000 – 12.000.000 đồng.
Phòng 2 giường rộng, vệ sinh khép kín: 700.000 đồng/ngày.
Phòng 2 giường nhỏ, vệ sinh khép kín: 500.000 đồng/ngày.
Phòng 3 giường lớn, vệ sinh chung: 400.000 đồng/ngày.
Phòng 3 giường nhỏ, vệ sinh chung: 300.000 đồng/ngày.
Kinh nghiệm khám bệnh viện C
Để quá trình khám bệnh tại bệnh viện C diễn ra nhanh chóng, thuận lợi. Bạn đọc có thể bỏ túi một số kinh nghiệm dưới đây.
Cách đặt lịch khám
Để tiết kiệm thời gian chờ đợi và chủ động hơn khi đến khám. Người bệnh có thể đặt lịch trước thông qua các phương thức sau:
Đặt lịch qua điện thoại:
Bạn có thể gọi đến tổng đài của Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương theo số 19001029. Khi gọi, vui lòng cung cấp thông tin bao gồm tên, số điện thoại, bảo hiểm y tế (nếu có) và lý do khám để nhân viên hỗ trợ đặt lịch cho bạn.
Đặt lịch khám thai và sàng lọc trước tiêm:
Khám thai: Các thai phụ có thể đến trực tiếp bệnh viện để lấy số khám, hoặc liên hệ với khoa Khám bệnh theo yêu cầu qua số điện thoại 0243 9364 656 / 0243 9367 678 để đặt lịch trước.
Đăng ký tiêm phòng vắc-xin: Để đăng ký tiêm phòng cho thai phụ, bạn có thể liên hệ với số hotline:
+ Giờ hành chính (Thứ Hai đến Thứ Sáu, từ 7h30 – 12h và 13h – 16h30): 0243 825 2161.
+ Ngày lễ, thứ Bảy, Chủ nhật: 0904 668 074.
Chuẩn bị gì cho buổi khám?
Để buổi khám diễn ra thuận lợi và hiệu quả, việc chuẩn bị kỹ càng là rất quan trọng. Dưới đây là một số điều cần lưu ý trước khi đến khám:
Giấy tờ và hồ sơ y tế:
Giấy tờ tùy thân: CMND/CCCD, thẻ bảo hiểm y tế (nếu có) và sổ khám bệnh (nếu bạn đã từng khám tại bệnh viện).
Kết quả xét nghiệm trước đây: Mang theo các kết quả xét nghiệm hoặc hồ sơ y tế liên quan nếu đã khám hoặc điều trị tại các cơ sở y tế khác.
Danh sách thuốc đang sử dụng:
Hãy chuẩn bị danh sách các loại thuốc bạn đang dùng. Bao gồm cả thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, vitamin, và thực phẩm chức năng. Điều này giúp bác sĩ hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe của bạn.
Lời khuyên khi khám
Ghi chú triệu chứng: Hãy ghi lại tất cả các triệu chứng mà bạn gặp phải dù là nhỏ nhất. Để có thể cung cấp thông tin chi tiết cho bác sĩ trong buổi khám.
Chế độ ăn uống: Nếu bác sĩ yêu cầu làm xét nghiệm máu. Cần nhịn ăn theo hướng dẫn. Đối với các loại khám khác, nên ăn nhẹ để cảm thấy thoải mái trong suốt quá trình khám.
Trang phục thoải mái: Lựa chọn trang phục dễ chịu, rộng rãi và dễ dàng tháo ra, mặc vào để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thăm khám.
Trên đây là một số kinh nghiệm thăm khám tại bệnh viện C mà chúng tôi đã tổng hợp. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích giúp bạn thăm khám diễn ra thuận lợi, nhanh chóng và hiệu quả.